image banner
KIẾN THỨC SỨC KHOẺ: KHÁM THÍNH LỰC LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?

1. Ai cần khám thính lực?

Những người bị suy giảm hoặc mất thính lực thì khả năng nghe sẽ kém hoặc mất hoàn toàn. Tình trạng này gây nên những ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều phương diện khác nhau. Khi ấy, việc giao tiếp cũng như các mối quan hệ của người bệnh cũng sẽ bị tác động. Nếu kéo dài tổn thương về thính lực mà không có biện pháp khắc phục thì vấn đề không chỉ dừng lại ở những tác động đó nữa mà đi xa hơn nó đã thành vấn đề của tâm lý và sức khỏe.

Bởi vậy, những trường hợp sau được khuyến cáo là nên đi khám thính lực càng sớm càng tốt:

- Trẻ em có khả năng nghe kém :Nếu trẻ không đáp ứng với âm thanh từ phía sau, không giật mình trước những âm thanh lớn thì cần được cha mẹ tìm hiểu khám thính lực là khám những gì để đưa con đi khám. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm đi, việc học tập cũng như các vấn đề về hành vi và xã hội của trẻ cũng chậm.

- Người lớn tuổi: Độ tuổi 55 - 60 thường nghe kém hơn vì các cơ quan bị lão hóa, khả năng tiếp nhận và dẫn truyền thông tin của tai giảm. Đây là trường hợp nên khám thính lực để có biện pháp cải thiện khả năng nghe.

- Người thường xuyên làm việc ở môi trường nhiều tiếng ồn: Những người phải làm việc lâu trong môi trường tiếng ồn như: thợ mộc, thợ mỏ, thợ hàn xì, lái tàu hỏa, thợ khai thác đá,... cần khám để tầm soát nguy cơ thính lực bị ảnh hưởng.

- Người mắc một số bệnh lý:Bị các bệnh lý biến chứng do mũi họng, viêm nhiễm ở tai, viêm màng não, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường cũng thuộc nhóm cần chú ý khám thính lực định kỳ bởi chúng dễ làm cản trở lượng máu lưu thông đến tai gây ra tình trạng nghe kém.

- Người đã/đang sử dụng một vài loại thuốc dễ ảnh hưởng đến thính giác: Có một số loại thuốc nếu dùng lâu dài dễ gây ra tác dụng phụ là ù tai, nghe kém như: thuốc trị tim mạch, thuốc trị lao,...

- Gặp chấn thương ở tai và vùng đầu: Những chấn thương xảy ra ở tai và đầu rất dễ làm thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến cấu trúc tai trong, vỡ xương thái dương từ đó làm suy giảm thính lực.

Ngoài những trường hợp trên đây thì người bị điếc đột ngột, lãng tai, nghe kém, bị các bệnh lý về tai cũng nên đi khám thính lực để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị tích cực.

2. Khám sàng lọc thính lực là khám những gì?

- Nội soi tai mũi họng: công cụ khám hiển thị hình ảnh phát hiện những bệnh lý của tai ngoài, tai giữa như viêm/ nhọt ống tai, viêm tai giữa ứ dịch, xẹp nhĩ,….

Theo đó, các biện pháp thường được dùng để đo thính lực gồm:

- Đo thính lực đường khí: Đây là biện pháp đo dẫn truyền đường khí bằng sóng âm không khí từ chuỗi xương con đi tới dịch tai trong. Phép đo thính lực này giúp xác định mức độ và ngưỡng nghe để có phương pháp điều trị và chọn dòng máy trợ thính đáp ứng đủ được  nhu cầu nghe.

- Đo thính lực đường xương: Phương pháp này thực hiện dựa trên việc kích thích âm qua tai ngoài và tai giữa :để tác động lên dịch của tai trong để ghi nhận sự rung động lên hệ thống xương sọ. Mục đích của đo thính lực đơn âm đường xương nhằm xác định loại khiếm thính và giúp cho quá trình hiệu chỉnh máy trợ thính trở nên chuẩn xác hơn.

- Một số phép đo khác:

+ Đo âm ốc tai (đo tầm soát sức nghe): chủ yếu dùng cho trẻ sơ sinh, nhằm mục đích xác định tổn thương trong hệ thống ốc tai.

+ Đo nhĩ lượng: kiểm tra thể tích, áp suất, độ dốc, độ thông thuận của ống tai để xác định tình trạng của tai giữa. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp đánh giá khả năng hoạt động cũng như độ nhạy của chuỗi xương con, độ thông của vòi nhĩ và tình trạng màng nhĩ.

+ Đo ABR (đo điện kích gợi thính giác thân não): chủ yếu dùng cho người không thể đo thính lực bằng các phương pháp khác và trẻ dưới 2 tuổi.

3. Quy trình khám thính lực diễn ra có lâu không?

- tổng thể quá trình đo thính lực mất khoảng 10-15 phút thông thường nếu bệnh nhân hợp tác

Bài viết sau đây xin chia sẻ cùng bạn đọc về nội dung khám thính lực là khám những gì?

Với những trường hợp bất thường về thính lực-nhĩ lượng: viêm nhiễm tai giữa, tai ngoài, tai trong; các bệnh lý tai trong (Meniere, điếc đột ngột, rối loạn tiền đình ngoại biên…)… sẽ được tư vấn điều trị trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai.

– Hệ thống trang thiết bị, máy móc tiên tiến.

– Thanh toán bảo hiểm y tế theo đúng quy định.

Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 27
  • Trong tuần: 905
  • Tất cả: 89402