image banner
NHỮNG CHÍNH SÁCH NỘI BẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/1/2024 NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT

- Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình từ 1/7/2024. 

Tại Kết luận 83-KL/TW ngày 21/6/2024, Bộ Chính trị đã quyết định tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1.8 triệu đồng/tháng lên 2.34 triệu đồng/tháng từ 01/7/2024.

Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình hằng tháng sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở, cụ thể:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2024 như sau:

Thành viên hộ gia đình

Tỷ lệ đóng BHYT hộ gia đình

Mức đóng BHYT hộ gia đình trước 01/7/2024

(Đơn vị: đồng/năm)

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2024

(Đơn vị: đồng/năm)

Người thứ nhất

4,5%

972,000

1,263,600

Người thứ hai

70% mức đóng của người thứ nhất

680,400

884,520

Người thứ ba

60%mức đóng của người thứ nhất

583,200

758,160

Người thứ tư

50% mức đóng của người thứ nhất

486,000

631,800

Người thứ nămtrở đi

40% mức đóng của người thứ nhất

388,800

505,440

- 3 loại tiền lương đồng loạt tăng kể từ 1/7/2024 gồm:

+ Tăng lương cán bộ, công chức, viên chức

Tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội 

Tăng lương tối thiểu vùng 

-10 điểm mới nổi bật của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Một là, đối tượng áp dụng.

Luật 2023 bổ sung thêm đối tượng áp dụng, cụ thể: bổ sung nhóm chủ thể là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức chính trị - xã hội; làm rõ tổ chức xã hội bao gồm tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Hai là, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.

Luật 2023 bổ sung một số quyền mới của người tiêu dùng như: Được quyền tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững; Quyền yêu cầu tổ chức hoặc hỗ trợ thương lượng để giải quyết tranh chấp phát sinh; Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định.

Luật 2023 cũng bổ sung một số nghĩa vụ của người tiêu dùng như: Tuân thủ quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Ba là, sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Luật 2023 bổ sung thêm khái niệm: Tiêu dùng bền vững là việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường. Đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm của các Bộ, cơ quang ngang Bộ, UBND các cấp trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Bốn là, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương là quy định mới, thể hiện rõ nét chủ trương, chính sách nhân văn của Nhà nước và Chính phủ trong việc bảo vệ toàn diện quyền lợi chính đáng của người dân. Luật 2023 đã xác định rõ 7 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bao gồm: người cao tuổi; người khuyết tật; trẻ em; người dân tộc thiểu số; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người bị bệnh hiểm nghèo và thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

Để tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, Luật 2023 quy định một số trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân kinh doanh, trong đó nổi bật là trách nhiệm áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

Năm là, các hành vi bị cấm.

Luật 2023 bổ sung một số hành vi bị cấm, bao gồm hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp; tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số như: Cấm thực hiện hành vi không thông báo trước, không công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Cấm thực hiện hành vi ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Cấm hành vi yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng.

Sáu là, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng.

Luật 2023 bổ sung Quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng; Quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; làm rõ thời hạn tính lại bảo hành trong trường hợp đổi mới sản phẩm, hàng hóa; bổ sung quy định về trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng.

Để bảo vệ toàn diện quyền lợi người tiêu dùng, Luật 2023 bổ sung Quy định về trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ không đúng nội dung đã đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết.

Bảy là, một số giao dịch đặc thù.

Luật 2023 bổ sung một số quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các giao dịch, gồm: Quy định rõ các thông tin cần cung cấp trong giao dịch từ xa; trách nhiệm bổ sung của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng; Quy định trách nhiệm thông báo công khai về đại diện theo pháp luật tại Việt Nam hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam và thông báo công khai về đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam trong cung cấp dịch vụ liên tục; Bổ sung bán hàng đa cấp, bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên, đồng thời, quy định thêm trách nhiệm đặc thù của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khi thực hiện giao dịch trên với người tiêu dùng.

Tám là, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội.

Luật 2023 bổ sung sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự tham gia đa dạng, toàn diện của các tổ chức trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.

Chín là, phương thức giải quyết tranh chấp.

Luật 2023 bổ sung quy định về quyền của người tiêu dùng yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thương lượng hoặc quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Đối với phương thức giải quyết tại tòa: Luật hoàn thiện quy định về thủ tục rút gọn áp dụng để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng thì được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Mười là, quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 18
  • Hôm nay: 79
  • Trong tuần: 957
  • Tất cả: 89454